VTR Seminar Series số 5: “Hành trình nghiên cứu sinh tiến sĩ: cơ hội & thách thức – tiếng nói từ những người trong cuộc”
Tối ngày 29/09/2022, Mạng lưới Nghiên cứu Du lịch Việt Nam (VTR) phối hợp cùng Vatel, Đại học Hoa Sen (HSU), Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH), Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU), Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), Đại học Thủ Dầu Một (TDMU), và Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) đã tổ chức Seminar số 5 thông hình thức online.
Tham sự Seminar số 5 có sự hiện diện của hơn 50 giảng viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đến từ các trường đại học khác nhau trong cả nước. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhiều người đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo trong vấn đề nâng cao năng lực bản thân nói riêng và phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung.
Bắt đầu seminar, như thường lệ, TS. Quảng Đại Tuyên đại diện cho Ban điều phối VTR đã gửi lời chào mừng quý khách và diễn giả cũng như chia sẻ về mục tiêu của VTR, ý nghĩa của việc tổ chức chuỗi Seminar với mong muốn tạo ra sân chơi học thuật, kết nối lẫn nhau và nâng cao kỹ năng nghiên cứu về du lịch và khoa học xã hội cho các nhà nghiên cứu trẻ tại Việt Nam.
Với sự dẫn dắt duyên dáng và dày dạn kinh nghiệm từ TS. Võ Thị Nga (thành viên VTR) và sự điều phối của ThS. Dương Ngọc Thắng (thành viên VTR), các diễn giả đến từ 3 miền của đất nước đã chia sẻ nhiều vấn đề bổ ích và thú vị liên quan đến chủ đề trên.
Các diễn giả đã cùng chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến lý do tại sao họ chọn con đường làm nghiên cứu sinh (NCS)? Những rào cản, khó khăn trong quá trình thực hiện NCS là gì? Làm thế nào để vượt qua các thách thức, stress? Những thuận lợi và khó khăn giữa việc làm NCS trong nước và nước ngoài là gì? Làm NCS có phải đòi hỏi khả năng sáng tạo ra tri thức mới không? Vai trò của giảng hướng dẫn như thế nào?…Rất nhiều câu hỏi đến từ những người tham dự và những thông tin chia sẻ thú vị đến từ 3 NCS có kinh nghiệm và chuẩn bị hoàn thành hành trình trên con đường học vấn của họ.
Nhìn chung, các diễn giả đều đồng tình rằng con đường làm nghiên cứu sinh là gần như khó tránh khỏi đối với những ai lựa chọn sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Làm NCS không chỉ năng lực nghiên cứu cho bản thân mà còn đáp ứng tiêu chuẩn của nghề nghiệp ở bậc giảng dạy đại học trong xu thế phát triển hiện nay. Những khó khăn mà các diễn giả thường đối mặt và phải vượt qua liên quan đến các vấn đề như: thời gian dành cho nghiên cứu, đặc biệt là NCS ở trong nước vì họ thường phải vừa làm vừa học, vừa chăm lo cho gia đình (đặc biệt là các NCS nữ đã có gia đình). Các khó khăn còn liên quan đến vấn đề tài chính cho việc làm NCS, cách lựa chọn chủ đề, phương pháp để thực hiện nghiên cứu cho phù hợp… Các diễn giả còn chia sẻ việc tìm kiếm quỹ nghiên cứu và cần phải chuẩn bị một khoản chi phí cho vấn đề này. Đối với việc làm NCS ở nước ngoài các vấn đề khó khăn liên quan đến những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, vượt qua sự cô đơn khi sống xa gia đình, quê hương.
Kết thúc Seminar số 5, TS. Nguyễn Văn Hoàng (thành viên VTR) đã đại diện cho VTR gửi lời cảm ơn đến các diễn giả, các cơ quan đồng phối hợp tổ chức buổi Seminar lần này. Bên cạnh đó, chủ đề của Seminar số 6 trong tháng 10/2022 cũng đã được thông báo và giới thiệu.
Seminar số 5 đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự điều phối của VTR cùng các đơn vị. VTR trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kỹ thuật từ ThS. Phù Trường Thắng (thành viên VTR, giám đốc chương trình Vatel), điều phối kỹ thuật từ ThS. Nguyễn Thành Ngọc Thạch (thành viên VTR), điều phối và làm việc với diễn giả từ TS. Trần Cẩm Thi (thành viên VTR). Đặc biệt VTR trân trọng cảm ơn sự tham gia của 3 diễn giả (NCS. Võ Văn Thành, NCS. Lê Thị Tố Quyên, và NCS. Phạm Hương Trang), các anh chị đồng nghiệp, cộng tác viên của VTR và những người đã quan tâm tham dự. Xin kính chúc sức khoẻ quý vị và hẹn gặp lại tại Seminar số 6.
Dưới đây là những hình ảnh của Seminar số 5: