Nguyễn Thị Minh Nghĩa1, *, Trần Hữu Tuấn1 , Nguyễn Tài Phúc2
1 Trường Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam
2 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam
* Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Minh Nghĩa <minhnghia1802@gmail.com>
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; pISSN: 2588–1205; eISSN: 2615–9716 Tập 130, Số 5A, 2021, Tr. 127–149; DOI: 10.26459/hueunijed.v130i5A.6323
Abstract
Lao động trong lĩnh vực du lịch có cường độ làm việc cao và yêu cầu đào tạo liên tục. Do đó, e-learning cung cấp cho người lao động du lịch cách thức học tập linh hoạt và mỗi người học có thể tự quyết định nhịp độ học tập của mình. Bài báo này nhằm khám phá sự chấp nhận của người lao động trong lĩnh vực du lịch tham gia các chương trình học e-learning. Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM được sử dụng nhằm phát triển khung nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia các chương trình e-learning của người học. Phương pháp định lượng với mô hình cấu trúc PLS-SEM được sử dụng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-learning của người lao động du lịch bao gồm cảm nhận vui vẻ và thái độ học tập e-learning. Các kết quả nghiên cứu được sử dụng nhằm đề xuất các hàm ý quản lý liên quan đến việc phát triển các chương trình e-learning dành cho đối tượng là người lao động du lịch trong tương lai.
Factors affecting the behavioral intention to use e-learning of tourism employees in the Central Coast region of Vietnam
E-learning is a modern approach to education based on technology that can provide tourism employees a flexible way to learn and can decide their own learning pace. It helps respond to the high work intensity and continuous training requirements of this industry. This study aims to explore the factors affecting the behavioral intention to use e-learning programs of tourism employees from the perspective of the technology acceptance model (TAM). The study conducted a survey of 712 tourism employees in the Central Coast region with the PLS-SEM structural modeling method and found that factors including (1) perceived playfulness and (2) attitude toward e-learning affect the behavioral intention to use e-learning. The research results are used to suggest the policy implications for tourism training institutions and tourism enterprises related to the development of e-learning programs for tourism employees in the future.
Keywords: e-learning, employees, behavioral intention, structural model, tourism
Xem toàn văn bài viết tại đây: http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/6323