VTR Seminar Series số 5
Chủ đề: “Hành trình nghiên cứu sinh tiến sĩ: cơ hội & thách thức – tiếng nói từ những người trong cuộc”
Anh chị đang dự định làm/học nghiên cứu sinh tiến sĩ?
Anh chị đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ?
Anh chị đang gặp phải những khó khăn và thách thức?
Làm thế nào để vượt qua các rào cản trong quá trình làm NCS?
Đâu là cơ hội của việc thực hiện NCS?
Để trả lời những câu hỏi trên, lần này Mạng lưới Nghiên cứu Du lịch Việt Nam (VTR) phối hợp cùng Vatel, Đại học Hoa Sen (HSU), Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH), Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU), Đại học Kinh tế TPHCM (UEH), Đại học Thủ Dầu Một (TDMU), và Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) trân trọng thông báo tổ chức Webinar số 5.
Chủ đề: “Hành trình nghiên cứu sinh tiến sĩ: cơ hội & thách thức – tiếng nói từ những người trong cuộc”
Với sự tham gia của các diễn giả hiện đang là NCS tại các cơ sở đào tạo tiến từ 3 miền của đất nước sẽ cùng chia sẻ, thảo luận các chủ đề liên quan rất thiết thực tại Webinar số 5 này.
Diễn giả:
- ThS. Võ Văn Thành – NCS Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
- ThS. Lê Thị Tố Quyên – NCS Trường Du lịch, ĐH Huế
- ThS. Phạm Hương Trang – NCS Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG Hà Nội
Thời gian: 19:30-21:00 Thứ 5, ngày 29 tháng 9 năm 2022
Host: Ths. Phù Trường Thắng – Giám đốc Chương trình Quốc tế VATEL
Partners: Các cơ sở đào tạo Du lịch của:
- Vatel – Hotel and Tourism Business School
- Trường Đại học Hoa Sen (HSU)
- Đại học Thủ Dầu Một (TDMU)
- Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)
- Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU)
- Đại học Kinh tế TPHCM (UEH)
- Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU)
Hình thức: Online (Webinar) thông qua nền tảng Zoom (Quét mã QRcode hoặc link dự phòng: https://us02web.zoom.us/j/85687474205)
Dẫn chương trình: TS. Võ Thị Nga (VTR)
Điều phối thảo luận: ThS. Dương Ngọc Thắng (VTR)
Tóm tắt nội dung:
Ngày nay, việc học lên tiến sĩ đang trở thành một đòi hỏi và nhu cầu rất lớn đối với các cơ sở giáo dục và nhiều cá nhân. Nhiều người lựa chọn hình thức du học vì có cơ hội học bổng, môi trường giáo dục chất lượng cao, cơ hội nghề nghiệp và cả định cư. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã lựa chọn học tiến sĩ ở trong nước do nhiều rào cản khác nhau. Học tiến sĩ trong nước liệu có dễ dàng hơn không? Việc cân bằng giữa làm nghiên cứu, mưu sinh, và công bố liệu gặp nhiều khó khăn như thế nào với những NCS học trong nước? Mỗi nghiên cứu sinh là một câu chuyện và mỗi người sẽ có những trải nghiệm riêng về cuộc hành trình làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở trong nước. Buổi webinar của Mạng lưới Nghiên cứu Du lịch Việt Nam trân trọng được kết nối với 3 nghiên cứu sinh đang ở chặng cuối của chương trình tiến sĩ thuộc 3 cơ sở đào tạo ở miền Bắc – Trung – Nam về hành trình của họ. Chúng tôi tin rằng, những câu chuyện của họ sẽ là bài học giá trị cho các anh chị em đồng nghiệp đang chuẩn bị kế hoạch học tiến sĩ, vừa mới vào chương trình tiến sĩ hay đang gặp những khó khăn ở các đoạn đường làm tiến sĩ.
VTR trân trọng mời các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu trẻ, các nghiên cứu sinh, các học viên cao học và những ai quan tâm đến chủ đề này cùng lắng nghe và gửi những câu hỏi cùng với các khách mời.
Thông tin diễn giả:
ThS. Võ Văn Thành – NCS Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
ThS. Võ Văn Thành hiện là giảng viên Khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Lang. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu với các hướng nghiên cứu chính của ông về Du lịch học, Văn hoá và Phật học. Trong suốt quá trình trên, ông đã công bố hơn 60 bài viết đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước; viết và xuất bản 11 quyển sách về văn hoá và du lịch. ThS. Võ Văn Thành tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch của Trường ĐH Văn Lang vào năm 2000, tốt nghiệp cao học ngành Văn hoá học của Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP.HCM vào năm 2011. Ông hiện làm nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ ngành Văn hoá học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM. Luận án nghiên cứu ông đang thực hiện là về Văn hoá Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hoá.
ThS. Lê Thị Tố Quyên – NCS Trường Du lịch, ĐH Huế
ThS. Lê Thị Tố Quyên tốt hoàn tất chương trình đào tạo về du lịch ở các cấp độ khác nhau: Cử nhân chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch tại Đại học Cần Thơ năm 2011, ThS. chuyên ngành Quản lý văn học của Trường Chulalongkorn, Thái Lan. Bà hiện tiếp tục chương trình nghiên cứu sinh ngành Du lịch tại Trường Du lịch thuộc ĐH Huế. ThS. Lê Thị Tố Quyên là giảng viên của Khoa Khoa học xã hội Nhân văn, trường ĐH Cần Thơ. Hướng nghiên cứu chính của bà là về du lịch cộng đồng và sinh kế dựa vào du lịch của cộng đồng dân tộc thiểu số. Bà đã công bố hơn 30 bài viết đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước; tham gia các đề tài nghiên cứu cấp trường và cấp tỉnh.
ThS. Phạm Hương Trang – NCS Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG Hà Nội
With more than 10 years of teaching and industry consultancy experience in tourism management, Pham Huong Trang graduated with a Diploma in Tourism Management in Austria and two MBA degrees (with a focus on international tourism management) from the University of Applied Sciences Bremen, Germany, with distinction. She was a recipient of many prestige scholarships for her tertiary studies which include the Austrian Development Cooperation Austria, Afro Asian Institute Vienna, World University Service (WUS) and University Hanoi, Vietnam. Ms Trang is currently completing her PhD. Her teaching and research focus on international strategic management, sustainable tourism, destination marketing and tourism management. She has extensive published research in well-recognized journals in the field of tourism and business management. She is a passionate learner with a commitment to community development. To enrich her lecture and learning loops, she has worked as a strategic consultant on numerous projects in Vietnam, for instance, the ASEAN cooperation-funded project to support SMEs in Laos, Cambodia and Vietnam or some community-based tourism projects.
Link Zoom dự phòng: